Thước lái ô tô khi bị hỏng hay bị mòn buộc phải thay mới. Sau đó, cần kiểm tra nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc cho bộ phận này. Có thể bắt nguồn từ việc rò rỉ dầu trợ lực lái, do các thanh nối, thanh dẫn dầu bị mòn do ma sát hoặc do hệ thống phanh gặp vấn đề (đĩa phanh xấu hay má phanh bị mòn)…
Toc
Vậy cụ thể bao lâu cần kiểm tra hay bảo dưỡng thước lái xe ô tô một lần? Và khi có dấu hiệu hỏng hóc hay bị lệch góc lái, làm thế nào để phục hồi thước lái xe ô tô? Cùng bmcar.vn tìm câu trả lời trong bài viết ngay dưới đây!
1. Thước Lái Ô Tô Là Gì?
Thước lái ô tô là một bộ phận thuộc hệ thống lái ô tô, có nhiệm vụ kết nối vô lăng với bánh trước của xe, điều hành sự dịch chuyển của hướng xe theo sự điều khiển của tài xế qua vô lăng.
Cấu tạo thước lái ô tô tương đối đơn giản, gồm 2 bộ phận chính: Trục vít và thanh răng. Trong đó, thanh răng của thước lái sẽ kết nối với moay-ơ của bánh xe bằng các khớp cầu (hay còn gọi là rotuyn, gồm 1 cặp rotuyn lái trong và lái ngoài) tạo thành hệ thống dẫn động lái theo hình thang – được gọi là hình thang lái.
Nguyên lý làm việc của hệ thống lái là: Khi người lái đánh lái vô lăng, trục vít sẽ xoay theo và ăn khớp với bánh răng làm cho thanh răng di chuyển qua trái hoặc qua phải, điều khiển bánh xe quẹo trái hay quẹo phải theo hướng đánh lái vô lăng của tài xế.
Tuy nhiên, giống như tất cả các bộ phận khác, thước lái ô tô cũng có thể bị lỗi hoặc gặp trục trặc trong quá trình sử dụng. Cụ thể, thước lái ô tô có thể bị sai lệch độ chụm hoặc góc đặt bánh xe do bị va chạm mạnh, xóc nẩy do chạy qua ổ gà hoặc hệ thống treo bị mòn. Vì vậy, cũng cần được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và cần căn chỉnh lại nếu bị lệch để đảm bảo độ chính xác và an toàn khi lái xe.
2. Dấu Hiệu Nhận Biết Hỏng Hóc Thước Lái:
Khi thước lái gặp vấn đề, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau:
- Vô lăng nặng hoặc khó đánh lái: Cảm giác vô lăng nặng hơn bình thường, đặc biệt khi vào cua hoặc di chuyển ở tốc độ thấp.
- Vô lăng trả lái chậm hoặc không tự trả lái: Sau khi đánh lái, vô lăng không tự động quay trở lại vị trí thẳng lái hoặc quay rất chậm.
- Vô lăng bị rơ: Có một khoảng trống nhất định khi bạn lắc vô lăng nhưng bánh xe không phản ứng ngay lập tức.
- Xuất hiện tiếng kêu lạ: Nghe thấy tiếng kêu “lục cục”, “cót két” hoặc tiếng ồn khác phát ra từ hệ thống lái khi đánh lái.
- Xe có xu hướng tự động lệch lái: Khi bạn buông tay lái trên đường thẳng, xe tự động trôi về một bên mà không có tác động từ bên ngoài.
- Lốp xe mòn không đều: Một bên lốp hoặc các vị trí khác nhau trên lốp bị mòn nhanh hơn so với bình thường.
- Vô lăng bị rung lắc: Cảm thấy vô lăng rung lắc bất thường, đặc biệt khi di chuyển ở tốc độ cao hoặc trên đường xấu.
- Rò rỉ dầu trợ lực lái: Nếu xe bạn sử dụng hệ thống lái trợ lực dầu, bạn có thể thấy dầu bị rò rỉ ở khu vực thước lái hoặc bình chứa dầu trợ lực bị hao hụt nhanh chóng.
3. Cách Căn Chỉnh Thước Lái:
Khi nào cần căn chỉnh thước lái xe ô tô?
Thời gian khuyến cáo cần (căn chỉnh) kiểm tra và bảo dưỡng thước lái ô tô là sau 8.000 – 10.000 km và sau mỗi lần thay thế hệ thống treo, đảo/ thay lốp hoặc sau khi bị va chạm mạnh.
Ngoài ra, nếu thấy xe xuất hiện một số dấu hiệu bất thường khi lái như sau thì chủ xe cũng cần đi kiểm tra và căn chỉnh lại thước lái.
Dấu hiệu 1: Rò rì dầu trợ lực thước lái ô tô
Dầu trợ lực lái bị rò rỉ có thể từ phớt của thước lái bị rách do nước và bụi bẩn bám vào sau một thời gian dài vận hành. Khi phớt thước lái bị rách, anh/chị hoàn toàn có thể thay mới bọc cao su để che bụi thước lái với giá thành tương đối rẻ, chỉ khoảng 120.000 VNĐ cho sản phẩm chính hãng và được bảo hành đổi trả 1 năm.
Ngoài ra, nguyên nhân rò rỉ dầu trợ lực lái là do thước lái không được siết chặt, để lại khe hở và dầu từ đó chảy ra ngoài. Trường hợp này, anh/chị chỉ cần siết chặt lại và châm thêm dầu cho hệ thống lái lại là được.
Dấu hiệu 2: Hiện tượng trả thước lái chậm
Ty thước lái bị cong hoặc bị mòn là nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng thước lái trả chậm. Thước lái trả chậm là hiện tượng vô lăng không đáp ứng lệnh tức thời khi người lái đánh lái qua phải hoặc trái (tức, có độ rơ nhất định giữa thời điểm đánh lái và thời điểm bánh xe chuyển hướng theo lệnh).
1. https://bmcar.vn/ap-suat-lop-xe-la-gi-va-cach-kiem-tra-ap-suat-lop-xe-chuan-nhat
2. https://bmcar.vn/camera-hanh-trinh-chat-luong-gia-duoi-4-trieu
4. https://bmcar.vn/cam-bien-ap-suat-lop-toyota-cho-cac-dong-xe
5. https://bmcar.vn/taplo-o-to-la-gi-kham-pha-64-den-bao-quan-trong-tren-taplo
Ngoài ra, hiện tượng trả thước lái chậm còn có thể xuất phát từ việc áp suất và lưu lượng dầu qua bơm trợ lực giảm; do dầu trợ lực bị lọt qua khoang do thước lái bị hở xéc măng hoặc thanh dẫn động cơ bị khô, mòn do không được bôi trơn đầy đủ…
Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc dầu bôi trơn không hoạt động hiệu quả (do bị rò rỉ, hay cạn kiệt).
Khi ty thước lái bị cong hoặc bị mòn có thể được xử lý bằng cách nắn lại hoặc thay mới. Với các trường hợp còn lại, phải thay thế thanh dẫn động nếu bị mòn quá mức, bôi trơn lại trong trường hợp bị khô và bổ sung dầu trợ lực lái.
Dấu hiệu 3: Vô lăng bị nặng, bị rung
Nguyên nhân khiến tay lái hay vô lăng bị nặng xuất phát từ việc dầu trợ lực lái bị rò rỉ. Khi bơm lực lái không được bôi trơn đủ dầu, cánh bơm của nó sẽ bị mòn, dẫn đến việc thước lái bị hở và tình trạng tay lái sẽ trở nên nặng nề, khó điều khiển hơn bình thường.
Trường hợp này, anh/chị cần đưa xe đến các gara sửa chữa và chăm sóc xe để được kiểm tra tình trạng mòn cánh bơm và bổ sung dầu đến lượng cần thiết.
Với trường hợp vô lăng bị rung, nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều phía: Lốp xe không được đạt chuẩn (khiến xe không được cân bằng và ổn định khi lái khiến xe bị rung); bánh xe không được cân bằng (do lốp xe bị hư hỏng); do hệ thống treo bị mòn, các kết nối bị lỏng lẻo hoặc sự mất cân bằng của trục lái; và nguyên nhân cuối cùng có thể do hệ thống phanh có vấn đề (đĩa phanh xấu, kết nối không chắc chắn hoặc má phanh bị mòn).
Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự trục trặc của nhiều bộ phận. Do vậy, để xác định đúng vấn đề và sửa chữa đúng cách, anh/chị nên đưa xe đến các gara uy tín để được xử lý vấn đề một cách hợp lý nhất.
Dấu hiệu 4: Vành tay lái bị rơ
Tình trạng rơ vành tay lái có thể xuất hiện sau một thời gian dài vận hành, các khớp nối khớp cầu, khớp trục trung gian và trục các đăng lái sẽ bị mòn tạo ra độ trễ của hệ thống thái. Khi hệ thống lái bị trễ, việc điều khiển vô lăng cũng sẽ bị trễ tương tự như hiện tượng thước lái bị trả chậm.
Dấu hiệu 5: Hệ thống lái phát ra âm thanh lạ
Quan sát xe đang chạy, phát ra tiếng kêu cọt kẹt cọ sát do thước lái bị thiếu dầu bôi trơn, tình trạng này đã diễn ra trong một khoảng thời gian, có thể thước lái đã bị mòn. Trường hợp tệ hơn, phát hiện xe có tiếng kêu lạch cạch mỗi lần vào cua là dấu hiệu cho thiết hệ thống thước lái đã bị hỏng. Sửa chữa với sự kiểm tra, tư vấn và kinh nghiệm từ các kỹ thuật viên có chuyên môn và tay nghề vững vàng luôn là một sự lựa chọn an toàn và tốt nhất.
Dấu hiệu 6: Lốp xe ô tô bị mòn không đều
Như có đề cập tại phần ngay dưới đây “Căn chỉnh thước lái ô tô là căn chỉnh những gì?”, khi các góc lái bị sai lệch sẽ dẫn tới việc bánh xe không được đặt đúng “tư thế”, do đó, không vận hành đúng cách và do vậy gây ra hiện tượng lốp xe ô tô bị mòn không đều bên trong/ bên ngoài hoặc bị mòn lông chim.
Căn chỉnh thước lái ô tô là căn chỉnh những gì?
Để căn chỉnh thước lái ô tô, anh/chị cần thực hiện căn chỉnh 3 thông số tương ứng với 3 góc tác động trực tiếp đến độ chính xác của thước lái. Đó là, góc camber, góc toe (độ chụm) và góc caster.
Góc camber
Góc camber là góc nghiêng bánh xe so với trục thẳng đứng khi nhìn từ phía trước đầu xe. Khi bị lệch ra ngoài, theo ngôn ngữ chuyên ngành sẽ được gọi là góc camber dương; khi bị lệch vào trong, sẽ được gọi là góc camber âm. Góc camber dương/ âm sẽ khiến lốp xe mòn quá nhiều tại mặt ngoài/ trong của lốp xe hoặc bị vỡ trục bi phía trong của trục bánh nếu trọng lực bị dồn nên bộ phận này quá lớn.
1. https://bmcar.vn/xu-ly-xe-hoi-bi-am-moc-don-gian-ngay-tai-nha
2. https://bmcar.vn/13-vat-dung-cuc-ky-huu-ich-nen-de-tren-xe-o-to
3. https://bmcar.vn/top-3-camera-hanh-trinh-o-to-gia-re-dang-mua-nhat-2021
4. https://bmcar.vn/su-an-toan-cho-hanh-trinh-cua-ban
5. https://bmcar.vn/tinh-nang-vuot-troi-cua-camera-hanh-trinh-bm999-plus
Góc toe
Góc toe hay còn được gọi là độ chụm bánh xe, là góc nghiêng bánh xe so với trục thẳng đứng khi nhìn từ phía trên trần xe hướng xuống.
Tương tự như góc camber, góc toe cũng khi bị chệch ra khỏi phương ban đầu vào bên trong được gọi là độ chụm dương và lệch ra bên ngoài được gọi là độ chụm âm. Khi độ chụm bánh xe bị dương/ âm, bánh xe sẽ bị mòn nhiều ở mép trong hoặc bị mòn lông chim.
Góc caster
Góc caster là góc giữa trục bánh lái và trục thẳng đứng khi nhìn từ hông xe. Góc caster sẽ có thể bị dương khi trục bánh lái bị lệch lên trên so với phương nằm ngang (hướng về phía đầu xe) và có thể bị âm khi trục bánh lái bị lệch xuống dưới so với phương nằm ngang (hướng về phía đuôi xe).
Khi góc caster bị lệch, khả năng dẫn hướng của xe sẽ không còn chính xác, nhất là khi di chuyển thẳng hoặc vào cua.
Tuy nhiên, đối với những dòng xe gia đình như Toyota Camry, Toyota Venza, Vios, Mazda… các hãng sản xuất sẽ cắt căn chỉnh hết tốt đa tinh giảm quá trình căn chỉnh thước lái. Khi này, xe chỉ cho chỉnh độ chụm hoặc chỉnh Camber, còn góc Caster thì sẽ được cố định và không thể chỉnh được.
Thậm chí, có những chiếc xe mà nhà sản xuất tinh chỉnh rất nhiều, không cho can thiệp vào góc Camber và Caster, chỉ duy nhất góc Toe được điều chỉnh. Khi này, nếu hai góc Camber và Caster bị lệch quá nhiều và dẫn đến những hỏng hóc, chì còn cách duy nhất là phải thay mới phụ tùng.
Cách chỉnh thước lái ô tô
Để căn chỉnh/ phục hồi thước lái xe ô tô chính xác nhất, cần đến sự hỗ trợ của máy Hunter – một thiết bị được sử dụng để căn chỉnh chụm và cân bằng động cho bánh xe. Ngoài ra, cũng có thể được dùng để láng đĩa phanh và điều chỉnh vành phanh xe.
Bước 1: Cân bằng động bánh xe trước bằng máy Hunter
Bước 2: Căn chỉnh thước lái ô tô
Đưa xe lên cầu nâng để nâng xe lên cao và gắn dàn Sensor lên tất cả các bánh xe để đo 3 góc bánh xe (Camber, Toe và Caster) (Các Sensor sẽ được ghi nhận qua camera trên máy Hunter và phản ánh lên màn hình).
Khi này, số đo của các góc bánh xe sẽ hiển thị lên màn hình LCD của máy Hunter (những góc quay đã đạt chuẩn báo hiệu xanh, góc quay bị lệch báo hiệu đỏ).
Tiến hành điều chỉnh điểm nối giữa thước lái, chỉnh tăng đơ mở ra hoặc mở vào đồng thời theo dõi số đo góc trên màn hình để chỉnh về độ chụm 0 cho đến khi màn hình báo các số liệu về màu xanh là được.
Lưu ý quan trọng:
- Việc tự căn chỉnh thước lái tại nhà có thể không đảm bảo độ chính xác và có thể gây ra những vấn đề an toàn khi lái xe.
- Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hỏng hóc nào của thước lái, hãy đưa xe đến garage uy tín để được kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
- Việc căn chỉnh thước lái thường được thực hiện sau khi thay thế các bộ phận của hệ thống lái hoặc hệ thống treo, hoặc khi xe có dấu hiệu lệch lái hoặc lốp mòn không đều.